top of page
Ảnh của tác giảkemtriseo scarheal

TRÍ TUỆ là gì? Như thế nào là người trí tuệ?

TRÍ TUỆ là gì? Thước đo Trí Tuệ giúp bạn hiểu bản thân đang ở đâu, có được kim chỉ nam rõ ràng cho phương hướng học tập và phát triển bản thân để trở thành một con người thông thái, trí tuệ!

trí tuệ là gì như thế nào là người trí tuệ

Trí tuệ là gì?

Trí tuệ theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt:

Trí tuệ là danh từ nói tới khả năng tưởng tượng, suy nghĩ, phê phán, học hỏi, hành động và phát minh sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc. Không vi phạm các yếu tố đạo đức, luật pháp.

Định nghĩa Trí tuệ (Wisdom) trong từ điển tiếng Anh:

Trí tuệ (wisdom) là khả năng, năng lực phán đoán đúng đắn các vấn đề liên quan đến cuộc sống, hành vi từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp có mục đích. Thậm chí, đó có thể là vấn đề khai sáng, uyên bác, học hỏi.

Như vậy, theo bạn thấy thì cả 2 định nghĩa về Trí Tuệ được nói trong từ điển đều khá là rộng. Tất nhiên, đó là định nghĩa chuẩn nên các lớp nghĩa của nó rất rộng.

Bởi vậy, nếu mới đọc thì bạn sẽ rất khó biết cụ thể bản thân mình phải làm như thế nào mới có thể trở thành một con người Trí Tuệ. Thực khó áp dụng vào cuộc sống phải không?

Dưới đây, Toigingiuvedep.VN xin trích dẫn một định nghĩa Trí Tuệ theo cách hiểu nôm na và cụ thể hơn, được ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch tập đoàn CEO Việt Nam chia sẻ theo cách hiểu như sau:

Trí tuệ là có tư tưởng đúng (lợi mình lợi người lợi chúng sinh), có tư duy đúng (chọn đúng cách làm tối ưu, đúng thời điểm, chọn đúng nguồn lực sẵn có) và cách sử dụng nguồn lực hợp lý linh hoạt.

Như vậy, ta có thể hiểu Trí Tuệ một cách dân dã và cụ thể đó là người có:

  1. Tư tưởng đúng

  2. Tư duy đúng

  3. Sử dụng nguồn lực đúng.

Đó cũng chính là 3 yếu tố để giúp ta đo lường được “mức độ trí tuệ” của một con người. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích từng yếu tố một xem sao nhé!

Hệ tư tưởng đúng

Chọn được tư tưởng đúng để xác định phương hướng học tập, làm việc chuẩn mực cho bản thân trong suốt quá trình phát triển của bản thân sẽ giúp bạn không lạc lối và nhận được sự đồng thuận của nhiều người.

Hệ tư tưởng đúng cần bảo đảm gồm: 

  1. Vì mọi người: Luôn nói và làm những điều có thể đem lại lợi ích cho tất cả mọi người liên quan. Không tổn hại tới bất kỳ ai,.

  2. Tấm lòng rộng mở: Cởi mở và dễ dàng tiếp nhận những nhận thức phi thường, mọi khả năng đều có thể. Không bảo thủ cho rằng chỉ bản thân mình mới là đúng.

  3. Tâm tốt muốn mọi người đều tốt: Lợi mình – lợi người – lợi chúng sinh

Cách làm đúng (Tư duy đúng)

Chọn được cách làm đúng đắn với hoàn cảnh và năng lực của bản thân.

Sử dụng nguồn lực đúng

Tùy từng hoàn cảnh mà chúng ta sẽ có những nguồn lực (thứ sẽ trợ giúp bạn phát triển và lựa chọn thuận lợi) khác nhau. Trong đó mình có thể giới thiệu một vài loại nguồn lực mạnh mẽ và phổ biến để bạn tham khảo:

– Con người: Biết cách kết hợp nhiều con người để làm việc, học tập cùng nhau. Ví dụ: Các doanh nghiệp sử dụng con người để cùng nhau phát triển công ty, tạo ra các giá trị cho cuộc sống.

– Tiền bạc: Tiền là một nguồn lực, khi có một lượng tiền nhất định sẽ giúp bạn thuê người, mua vật tư… được dễ dàng. Giúp bạn làm việc thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều là tự mình bỏ sức ra.

– Kiến thức: Làm gì cũng vậy, khi bạn am hiểu sâu sắc về một điều gì đó sẽ giúp bạn làm việc về vấn đề đó dễ dàng và chính xác hơn. Đó chính là có kiến thức!

– Luật pháp: Bạn làm điều đúng pháp luật bao giờ cũng thuận lợi và quyền lợi của bạn được pháp luật bảo hộ. Ngược lại, làm điều sai trái với luật pháp quy định, bạn sẽ phải chịu sự rủi ro khi bị chơi xấu. Và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

– Các loại nguồn lực khác như: Thời gian, sức khỏe, hoàn cảnh, mối quan hệ…

Thế nào là người trí tuệ? Thước đo trí tuệ là gì?

Biết được công cụ để đo lường khả năng trí tuệ của mình, sẽ giúp bạn không bị lạc lối vào sự chung chung. Bạn có thể áp dụng ngay vào trong cuộc sống của bản thân. Từ đó, có phương thức để nâng cao năng lực trí tuệ của bạn.

Những biểu hiện của trí tuệ qua các loại thước đo:

1. Định tâm chính là biểu hiện và là thước đo trí tuệ.  Lợi mình lợi người lợi chúng sinh – Điều khiển được cái Tâm của chính mình.

2. Chọn được con đường tối ưu nhất trong nguồn lực mình: Sử dụng nguồn lực hợp lý, thông minh. Không lãng phí. Có thể khởi phát được ngay cả với nguồn lực thấp (ít tiền, ít quan hệ, ít kiến thức chuyên môn,…)

Không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Luôn bình thản và sáng tạo trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Từ đó, đưa ra những lựa chọn hợp lý trong phạm vi nguồn lực của bản thân và ngày càng phát triển hơn.

3. Hệ tư tưởng rộng mở, vĩ đại: Lợi mình, lợi người, lợi chúng sinh. Biết con đường của mình đi là chân lý đúng đắn, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Và cứ thế lầm lũi đi cho tới khi tới đích. Không bị cám dỗ bởi tiền bạc hay những lạc thú khác của cuộc sống.

Có thể bạn cũng muốn tham khảo:

  1. Khiêm tốn là gì? Thế nào là người có đức tính khiêm tốn?

Để giúp bạn ngày càng trí tuệ hơn?

Biểu hiện của thước đo trí tuệ là khả năng điều khiển được tâm mình hay không, tư tưởng có đủ lớn hay không, có biết cách làm đúng đắn hay không?

Như dân gian vẫn có thơ vịnh rằng:

“Ở đời muôn sự của chung

Ăn nhau ở chỗ khéo dùng hay không!”

Người trí tuệ luôn Đón nhận mọi thứ một cách thản nhiên, không lóng vội, không tham lam. biết khiêm tốn, tôn trọng người khác. Tóm lại, họ luôn biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân!

Vậy để giúp bản thân định tâm thì bạn cần phải làm gì? Dưới đây là một số mách nhỏ giúp bạn định tâm hơn:

  1. Luôn biết mục đích của mình trong cuộc sống, trong từng hành vi, lời nói sẽ giúp tâm bạn an ổn, sáng suốt.

  2. Luôn suy nghĩ, đắn đo về tính đúng sai, nhân quả trong mỗi hành vi, lời nói, việc làm của bản thân.

  3. Chịu khó làm việc, rút ra bài học trong quá trình làm việc.

  4. Thiền sẽ giúp cho bạn luôn tĩnh tại và tỉnh thức hơn.

  5. Sống lành mạnh, đúng đạo đức – văn hóa – pháp luật của quốc gia.

  6. ….

Hi vọng với những kiến thức bổ ích trên đây sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn về khái niệm trí tuệ là gì. Từ đó, bạn sẽ có thêm một thước đo trí tuệ rõ ràng để bản thân luôn hành động, làm việc được đúng đắn, thông thái hơn trong cuộc sống.

Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết. Hẹn gặp bạn trong những bài tiếp theo. Thâi ái!

Tài liệu tham khảo:

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page