top of page
  • Ảnh của tác giảkemtriseo scarheal

Sương và Xương là gì? Khi nào dùng là hợp lý?

Sương và Xương là gì? Sương hay Xương được dùng trong trường hợp nào? Chớ để lỗi chính tả đơn giản này làm khó bạn, tạo thành hệ quả xấu.

Bạn sẽ không thể nói “Xương sớm hôm nay dày đặc”, hoặc “Sương sườn heo giá 15 ngàn một kg”…

Đó toàn là những trường hợp dùng từ SAI rất “chuối” mà không ai mong muốn rơi phải trường hợp của mình!

Vậy thì, Sương và Xương là gì? Khi nào dùng hai từ này là đúng ngữ cảnh?

Chúng ta có thể thấy chúng có cách phát âm khá là giống nhau nhưng khi viết ra thì nghĩa lại hoàn toàn khác. Để giúp bạn phân biệt và sử dụng 2 từ này hiệu quả hãy cùng Demoda.vn tham khảo ngay bài viết sau đây.

Sương và Xương là gì? Khi nào dùng?

Sương và Xương là gì? Khi nào dùng?


Sương và Xương từ nào đúng chính tả?

Không cần phải tra từ điển chúng ta cũng biết đáp án:

Cả hai từ Xương và Sương đều là từ ĐÚNG chuẩn Tiếng Việt.

Hoàn toàn không có lỗi lầm nào ở đây cả!

Lỗi chính tả xảy ra chỉ là do chúng ta hiểu lẫn lội ý nghĩa của chúng và dẫn tới dùng sai (ngược) từ trong giao tiếp, viết lách mà thôi.

Hãy xem tiếp…

Sương là gì?

Sương hay còn gọi là những giọt nước nhỏ xuất hiện vào buổi sáng sớm hay buổi chiều. Chúng còn được gọi là giọt sương, sương móc hay móc. Sương chính là sản phẩm của sự ngưng tụ được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển.”

Bạn có thể sử dụng từ Sương trong những trường hợp: sương mù, sương sáo, sương muối, sương mai, giọt sương, sương trắng, sương sâm, sương sa, sương sáo,…

Ví dụ:

  1. Mỗi sáng mai đi học, con đường đến trường luôn bị sương mù che khuất.

  2. Những hạt sương long lanh đậu trên tán lá nhỏ được tia nắng chiếu rọi qua.

Xương là gì?

Xương là một bộ phận trên cơ thể có nhiệm vụ chính trong việc tạo hình cơ thể, bảo vệ nội tạng, sinh sản các tế bào máu…”

Xương có thể sử dụng trong những trường hợp: xương sườn, xương người, xương khớp, gẫy xương, bộ xương,…

Ví dụ:

  1. Để có được 1 bộ xương chắc khoẻ bạn phải bổ sung thêm nhiều canxi.

  2. Có nhiều người vì vòng eo thon mà đã chấp nhận bỏ đi 1 tới 2 chiếc xương sườn của mình.

Khi nào nên dùng hai từ Sương và Xương

*Cách dùng từ Sương:

  1. Danh từ dùng để chỉ quá trình hơi nước ngưng tụ lại thành hạt màu trắng nhỏ bay lơ lửng trong không khí gần mặt đất: sương mù, dầm sương,…

  2. Hơi nước đọng lại trên cỏ cây: hạt sương, giọt sương,….

  3. Nói tới mái tóc trắng như sương: điểm sương, tóc sương,…

Ví dụ:

  1. Thương cha mẹ vất vả, dãi nắng dầm sương để lo cho con có được ngày hôm nay.

  2. Những giọt sương long lanh đọng trên lá cùng những chú chim chăm chỉ đi bắt sâu.

  3. Thoáng cái đã hơn 20 năm, mái tóc cha đã điểm sương.

Cách dùng từ Xương:

  1. Một bộ phận cứng tạo thành khung trên cơ thể người hay động vật: xương sườn, xương cá, gẫy xương, da bọc xương….

  2. Phần cứng được sử dụng làm sườn trong 1 số đồ vật như xương quạt, xương (thứ cốt lõi) của công trình xây dựng, đồ vật được thiết kế,…

  3. Tên một loài cây: xương rồng, xương quạt,…

Ví dụ:

  1. Thằng Nam vì quá ăn chơi nên giờ chỉ còn da bọc xương.

  2. Xương rồng là loại cây được nhiều người ưa thích. Nó tượng trưng cho sự sống mãnh liệt.

  3. Xương quạt chính là thành phần quan trọng để tạo nên các quạt cầm tay hiện nay.

Hai từ SươngXương có cách phát âm gần giống nhau. Tuy nhiên khi DEMODA nói tới đây rồi thì bạn đã có thể hình dung phần nào được cách dùng của 2 từ này trong những trường hợp nào rồi phải không ạ? Vì ý nghĩa của chúng khác biệt nhau hoàn toàn nên cũng dễ dàng để chúng ta ghi nhớ.

Ngoài ra, nếu chịu khó luyện phát âm, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được khi biết vòm miệng của chúng ta phát ra các âm tiết khác nhau giữa “S” và “X”.

Hậu quả khi nhầm lẫn giữa hai từ Sương và Xương

Nếu bạn không thể phân biệt được hai từ SươngXương thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sau:

  1. Người nghe/ người đọc không hiểu được ý diễn đạt của câu văn.

  2. Khi bạn phát âm sai lâu dần sẽ trở thành 1 thói quen khó sửa và khiến cho việc giao tiếp trở lên tốn thời gian giải thích với người khác.

  3. Dẫn tới hiểu nhầm ý nghĩa của câu văn trong một số trường hợp.

  4. Làm cho người khác học theo khiến cho tiếng Việt ngày càng biến chất.

Ví dụ 1: “Sắp tới Noel, mỗi sáng mai xương mù giăng kín lối”

-> Phân tích ví dụ:

Xương là 1 bộ phận tạo thành khung của con người và động vật như xương sườn, sương heo, sương chân tay,.. hay tên 1 loài cây có sức sống mãnh liệt như xương rồng,… Tuy nhiên dù mang ý nghĩa nào thì câu văn trên cũng đều bất hợp lý, không chính xác.

Từ chính xác ở đây là Sương mù, câu văn nói tới hiện tượng thiên nhiên mỗi khi trời trở lạnh, gần tới tết của 1 số vùng miền, sẽ có hiện tượng sương mù trắng xoá cả 1 bầu trời khiến mọi người không thể nhìn thấy cảnh vật.

Ví dụ 2: “Sáng nay mẹ tôi mua bộ sương gà về nấu miến”

-> Phân tích ví dụ:

Sương được hiểu là sương mai, sương sớm – một hiện tượng tự nhiên được tạo thành từ những giọt nước nhỏ li ti hay xuất hiện vào sáng sớm. Khi dùng trong trường hợp khung xương của động vật thì hoàn toàn vô lý. Nghe thật buồn cười đúng không nào?

Từ chính xác trong trường hợp này là từ Xương gà. Bộ xương của gà được dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấu miến, nấu bún, làm gỏi,…

Những người không phân biệt được chữ “S” và chữ “X” thường xuyên mắc phải lỗi này.

Một số trường hợp lỗi chính tả khác bạn có thể tham khảo thêm:

Thông qua bài viết chúng ta đã hiểu được Sương và Xương là gì? Khi nào dùng hai từ này là hợp lý nhất. Hy vọng bài viết mà Demoda.vn đem tới đã giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức về chính tả tiếng Việt.

1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
Post: Blog2_Post
bottom of page