Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú về mặt ngôn ngữ và ý nghĩa. Bạn có thường hay bị nhầm lẫn các cụm từ nào không? Hôm nay, chúng ta sẽ phân biệt “Giành giật hay Dành giật và Giành giật” từ nào là đúng trong Tiếng Việt nhé!.
giành giật hay Giành dật hay Dành giật là đúng?
Mỗi một từ ghép có 2 chữ thì mỗi chữ đều có nghĩa riêng của nó. Nhưng xét về mặt chính tả thì chúng ta hay bị nhầm lẫn và sai rất nhiều từ khá phổ biến mà mình không hay biết.
Nào, bây giờ chúng ta cùng nhau phân tích 3 cụm từ “Giành giật”, “Dành giật” và “Giành dật” xem đâu là từ đúng nhé!
Giành giật hay dành giật là đúng chính tả
Đáp án: Giành giật là từ đúng.
Giành giật là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt:
Giành giật là động từ được sử dụng với ý chỉ sự tranh giành, muốn chiếm lấy làm của riêng một thứ, một điều gì đó…
Chúng ta cùng phân tích theo từng từ ngữ để hiểu rõ hơn về từ này nhé.
Giành → là tranh giành, cố gắng hết sức để lấy được điều mình muốn.
Giật → là làm cho vật gì đó rời ra đột ngột, di chuyển đi nơi khác. Giật cũng có một ý nghĩa tích cực như là sự nỗ lực cố gắng để lấy được giải thưởng (giật giải thưởng)
Giành giật là gì trong tiếng việt
Ví dụ:
“Đàn sư tử đang giành giật nhau con mồi.” → Câu này ý nghĩa là những con sư tử đang tranh giành nhau con mồi.
“Bạn Nam đang giành giật đồ chơi với bạn Hùng.” → Câu này ý nghĩa là bạn Nam muốn giành lấy đồ chơi của bạn Hùng.
Dành giật hay Giành dật có đúng không?
Dành giật hay Giành giật đều không có trong từ điển Tiếng Việt nên → SAI
Vậy tại sao 2 cụm từ “Dành giật” và “Giành dật” là không chính xác mặc dù phát âm thì tương tự nhau?
1. Với cụm từ “Giành dật”, khi phân tích nó theo từng chữ đơn riêng lẻ thì ta có:
Giành: Tranh dành, cố gắng đoạt được thứ mình muốn.
Dật → Vô nghĩa, và nó hoàn toàn không có trong từ điển Tiếng Việt.
Vì thế, 2 từ “Giành” và “Dật” không thể hợp lại với nhau thành một từ ghép có ý nghĩa hoàn chỉnh!
2. Phân tích cụm từ “Dành giật” theo cách tương tự thì:
Dành → có nghĩa là dành dụm, của để dành cho mình hoặc cho ai đó.
Giật→ là đột ngột chiếm lấy vật gì đó di chuyển đến nơi khác.
Từ “dành” mang ý nghĩa tích cực còn từ “giật” có ý nghĩa khá tiêu cực. Do vậy ghép 2 chữ trên mà phân tích theo ý nghĩa thì không hợp lý. Từ dành dật không có trong từ điển Tiếng Việt, chúng ta chỉ sử dụng riêng lẻ 2 từ “dành” và “giật” thì mới đúng nhé.
Ví dụ:
“Cô bé để dành miếng bánh cho mẹ nhưng bị chú khỉ nhỏ giật đi mất.” → Câu này có nghĩa là cô bé để dành miếng bánh cho mẹ nhưng bị chú khỉ nhỏ chiếm mất.
“Trong lúc mọi người giành giật nhau phần ăn thì anh ấy lại để dành cho cô em gái nhỏ.” → Câu này có nghĩa là mọi người đang chiếm lấy phần ăn cho riêng bản thân họ, còn anh ấy thì lại để dành cho em gái của mình.
Nguyên nhân gây dễ nhầm lẫn Giành giật sang Dành giật?
Nguyên nhân lớn nhất là do cách phát âm gần như giống nhau ở hai từ “giành” và dành. Ở những vùng miền Bắc thì họ phát âm rất chuẩn nhưng ở miền Nam thì rất dễ nhầm lẫn ở hai âm “D” và “GI”
Trong văn viết người ta cũng rất dễ nhầm lẫn trong lúc sử dụng từ ngữ nếu không thường xuyên dùng. Do ít đọc sách báo, tài liệu, còn mạng xã hội thì sai chính tả rất nhiều nên chúng ta hay không biết rõ mình dùng đúng hay sai.
Một số ví dụ trong giao tiếp có thể khiến bạn nhầm giữa Giành giật hay dành giật:
Sau đây là 1 số từ ghép ví dụ trong giao tiếp hàng ngày để bạn có thể dễ phân biệt hơn giữa âm “Dành” với âm “Giành”: – Dùng với “Dành”: dành dụm, để dành. Ví dụ: Ba mẹ mỗi ngày đều dành dụm từng đồng tiền để lo cho các con ăn học. – Dùng với “Giành”: giành giật, giành lấy. Ví dụ: Tôi luôn nỗ lực hết mình để giành lấy những giải thưởng vinh quang nhất. Qua bài viết về sự phân biệt trên thì chúng ta có thể sử dụng đúng cách 2 từ Giành giật hay Dành giật rồi đúng không. Đây là cách sử dụng đúng trong giao tiếp bằng văn bản đơn giản cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Mình mong qua bài viết này các bạn sẽ cập nhật được các lỗi chính tả thông dụng mà mình hay mắc lỗi. Bạn hãy xem thêm các bài viết khác cùng chuyên mục Tiếng Việt để cập nhật thêm kiến thức nhé.
Comments