top of page
Ảnh của tác giảkemtriseo scarheal

Dữ và Giữ là gì? Giận Giữ hay Giận Dữ là đúng?

Dữ và Giữ là gì? Hiểu rõ nghĩa của chúng giúp bạn phân biệt được đúng: dữ dằn/giữ dằn, giận dữ/giận giữ, dữ tợn/giữ tợn, giữ của/dữ của,..

Với những người bị nhầm lẫn cách dùng và phát âm giữa chữ “Gi” và chữ “D” thì chắc chắn sẽ không thể nào phân biệt được những câu trên từ nào là đúng chính tả.

Đây cũng là một lỗi phổ biến mà hầu hết ai cũng mắc phải hiện nay. Nó không có gì đáng trách mà chỉ đáng cười mà thôi. Liệu bạn đã sẵn sàng cho một sự thay đổi bản thân?

Trong bài viết dưới đây, Demoda.vn sẽ giúp bạn phân biệt Dữ và Giữ là gì? Giận giữ hay giận dữ là đúng?

Đừng quá lo lắng, vì bất kỳ một công trình kiến trúc vĩ đại nào cũng sẽ cần bắt đầu từ những viên gạch lát ban đầu. Hãy để Demoda giúp bạn đặt viên gạch đầu tiên này nhé!

Dữ và Giữ là gì - Giận giữ hay Giận dữ

Dữ và Giữ là gì – Giận giữ hay Giận dữ


Dữ và Giữ từ nào là đúng chính tả?

Nếu tra trong từ điển Tiếng Việt, bạnh sẽ thấy:

DữGiữ đều là 2 từ đúng chính tả?”

Vậy thì nguyên nhân của lỗi do đâu? Câu trả lời đó là do cách dùng của chúng ta bị sai mà thôi!

Dữ là gì?

Ý nghĩa của từ Dữ trong tiếng Việt:

  1. Tính từ: hành vi biểu hiện đáng sợ của người, con vật có thể làm hại người khác bất cứ lúc nào như: hổ dữ, hung dữ, sóng đánh dữ,…

  2. Thông báo những điều không hay có thể mang lại tai hoạ: tin dữ, lành ít dữ nhiều,…

  3. Sự vật, sự việc nào đó có cường độ rất mạnh như gió dữ, suy nghĩ dữ lắm,…

Ví dụ:

  1. Dân gian có câu “Hổ dữ không ăn thịt con”, tại sao bà Nga lại như vậy được?

  2. Thằng cu Tí nó đi phen này lành ít dữ nhiều, tôi lo cho nó quá!

  3. Đợt bão này gió dữ quá giật cấp 7, cấp 8.

Giữ là gì?

Ý nghĩa của GIỮ trong tiếng Việt:

  1. Làm cho một vật nào đó ở yên vị trí cũ, không có sự di chuyển nào như giữ thang, giữ khư khư, giữ lại, giữ không cho về,…

  2. Đảm bảo không bao giờ thay đổi: giữ thói quen, giữ lời hứa, giữ nguyên hiện trạng,…

  3. Hành động trông coi, tránh mọi tổn thất có thể xảy ra: giữ nhà, giữ em, giữ gìn,…

  4. Chịu trách nhiệm, đảm đương với một bộ phận nào đó: giữ chức, giữ vai trò,…

Ví dụ:

  1. Hãy tôn trọng lời nói của mình bằng cách giữ đúng lời hứa.

  2. Nam giữ thang cho mẹ lau bàn thờ vì sợ té.

  3. Vì mải chơi đá bóng, quên mất giữ em mà anh Hảo đã bị bố mẹ đánh cho 1 trận.

  4. Trải qua 2 năm cấp 3, Phương vẫn giữ vai trò là lớp phó học tập.

Giận giữ hay giận dữ?

Vậy thì giữa 2 từ “Giận Giữ” và “Giận Dữ” thì đâu là từ đúng?

Đáp án: Từ chính xác là Giận dữ.

Đây là một cảm xúc tiêu cực tự nhiên mà ai cũng phải trải qua rất nhiều lần trong đời. Khi chúng ta phải đối diện với sự thất bại, tấn công, xúc phạm thì sự giận dữ sẽ ập đến. Đây cũng chính là 1 cách giúp chúng ta có thể giải toả những bức bối, khó chịu sau bao nhiêu ngày kìm nén.

Khi nào nên dùng từ Dữ và Giữ

*Cách dùng của Dữ: dùng để chỉ tính cách của con người hay đặc trưng của loài động vật đó: dữ như cọp, dữ dằn, dữ dội,…

Ví dụ:

  1. Bố tôi luôn nói mẹ dữ như sư tử Hà Đông.

  2. Cơn sóng thần ập đến dữ dội khiến người dân trở tay không kịp.

*Cách dùng của Giữ: động từ nói tới việc bảo vệ, bảo tồn một sự vật hay sự việc nào đó như giữ tiền, giữ xe, giữ gìn,…

Ví dụ:

  1. Tại chợ mới, mỗi lần giữ xe sẽ mất phí là 5.000 đồng.

  2. Chúng ta cùng nhau chung tay giữ gìn nền độc lập, tự do của nước nhà.

Hậu quả khi dùng sai từ Dữ và Giữ

Trong ngôn ngữ Việt, có những từ bạn viết sai chính tả  nhưng lại không hề biết là mình sai. Đây là những lỗi xảy ra do bạn đã quen sử dụng chúng trong 1 thời gian dài nên sau này dù là đọc hay viết bạn cũng sẽ không phát hiện ra.

Từ DữGiữ có cách phát âm giống nhau nhưng về ý nghĩa thì chúng lại khác nhau hoàn toàn. Khi bạn sử dụng nhầm lẫn giữa 2 từ này lâu dài sẽ tạo thành 1 thói quen, rất khó sửa.

  1. Ví dụ: “Con chó”

Hãy tra từ điển hay theo dõi những bài viết của Demoda.vn để kiểm tra những từ ngữ mà bạn không rõ được cách viết hay nghi ngờ. Từ đó khắc phục và sửa sai từ từ.

Một vài bài viết liên quan:

Thông qua bài viết chúng ta đã cùng Demoda.vn tìm hiểu được Dữ và Giữ là gì? Giận giữ hay giận dữ? Từ nào là đúng chính tả. Đừng quên theo dõi trang để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác nhé.

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page