Chỉnh chu hay Chỉn chu mới đúng là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm? Cách đọc thì gần như nhau, nhưng từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt bạn có biết không?
Nào, bây giờ chúng ta cùng Tôi gìn giữ vẻ đẹp Việt Nam phân tích nhé. Chắc hẳn bạn sẽ tìm được đáp án ưng ý nhất qua bài viết sau đây.
Chỉnh chu hay chỉn chu là cách dùng đúng chính tả
Đáp án: Chỉn chu mới là cách dùng đúng
Chỉn chu là gì?
Chỉn chu là một tính từ có ý chỉ nói về việc cẩn thận, hoàn hảo. Thường dùng để khen con người kỹ càng, nề nếp không có gì có thể chê trách được.
Chỉn → là vốn, vẫn (có trong từ điển tiếng việt)
Chu → là chu đáo, chu toàn, hài lòng
Tuy 2 chữ ghép lại không hoàn toàn là sát nghĩa với việc ngăn nắp kĩ càng, nhưng đây là từ ghép được ghi chép chính xác trong từ điển, được truyền thông sử dụng 1 cách đúng nhất.
Ví dụ:
Hôm nay, các bạn học sinh mặc quần áo rất chỉn chu. Ý nói các bạn học sinh mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
Anh ấy làm việc lúc nào cũng chỉn chu rõ ràng. Ý nói anh ấy làm việc kỹ lưỡng, cẩn thận.
Chỉnh chu là gì?
Chỉnh Chu là từ SAI. Nó vô nghĩa và không có trong từ điển Tiếng Việt!
Vậy tại sao từ Chỉnh chu là không chính xác mặc dù từ Chỉnh vẫn có nghĩa của nó nhưng từ Chỉnh chu lại không có trong từ điển Tiếng Việt.
Nếu phân tích từng chữ thì nó như thế này:
Chỉnh → có nghĩa là chỉnh sửa cho đúng, chỉnh đốn ( sửa lại theo quy tắc), chỉnh trang
Chu → có nghĩa là chu đáo, chu toàn, hài lòng
Nên từ Chỉnh sẽ có nghĩa chung là chỉnh sửa sao cho gọn gàng hơn trước, sửa lại cho đúng (chỉnh lại đồng hồ cho đúng giờ)….
Ví dụ:
– “Nhìn xem anh ấy luôn chỉnh sửa mọi thứ thật chu đáo. Có nghĩa là anh ấy luôn sắp xếp mọi việc gọn gàng, chu đáo.” ↔ Nhưng nếu dùng câu: “Nhìn xem anh ấy thật là chỉn chu” thì ý nói về trang phục và phong cách của anh ấy thật gọn gàng, sạch sẽ.
– “Các bạn học sinh hãy chỉnh sửa lại trang phục gọn gàng để chuẩn bị chào cờ!” → Ý câu này là nhắc các bạn học sinh chỉnh đốn lại quần áo của mình.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Nguyên nhân gây nhầm Chỉn Chu thành Chỉnh Chu
Nói thực là mình lúc ban đầu cũng nhầm lẫn từ Chỉn Chu thành Chỉnh Chu. Có lẽ là do mình thấy từ Nghiêm Chỉnh nó có nghĩa ổn mà từ Chỉn Chu thì nghe có vẻ Hán-Việt vô nghĩa nên mình đã tự động suy ra Chỉnh Chu mới là từ đúng. >.<
Tuy nhiên, khi tra lại từ điển Tiếng Việt mình mới biết là mình đã nhầm to!!
Và mình nghĩ rằng nhiều người cũng mắc phải cái “tật” suy luận này giống như mình.
Theo đó, khi tìm hiểu cụ thể thì mình thấy 2 nguyên nhân nữa có thể đã vô hình tác động khiến cho chúng ta dễ bị nhầm lẫn từ này:
Cách đọc và viết của Chỉnh và Chỉn quá giống nhau. Thêm nữa, từ Chỉnh lại có nghĩa, có từ Chỉn thì trông “có vẻ” thật vô nghĩa!!
Nhiễm thói quen dùng từ sai từ những người xung quanh. Mình cá với bạn rằng, hầu hết ông bà – cha mẹ chúng ta đều “nhầm nhọt sang trồng trọt” từ Chỉn Chu này sang Chỉnh Chu. Đó! Vậy thì hỏi tại sao chúng ta dễ bị nhầm lẫn cơ chứ! ^^
Ví dụ phân biệt giữa Chỉn và Chỉnh
Sau đây là 1 số từ ghép ví dụ trong giao tiếp hàng ngày để bạn có thể dễ phân biệt hơn giữa âm “Chỉnh” với âm “Chỉn”:
– Dùng với “Chỉn” thì chỉ có từ Chỉn chu.
Ví dụ: “Chỉ cần có mẹ là mọi thứ đều chỉnh chu, không chê vào đâu được.” → Ý nói mẹ là người gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
– Dùng với “Chỉnh” sẽ có rất nhiều từ ghép: Chỉnh đốn, Chỉnh hình, Chỉnh tề, Chỉnh huấn, Chỉnh lý…
Ví dụ:
“Qua đợt kiểm tra này chúng ta sẽ biết cần phải chỉnh huấn lại/chỉnh đốn vấn đề nào trong quá trình giảng dạy.” → Ý câu này nói là sau khi kiểm tra lại quá trình dạy học sẽ sửa lại cho đúng những vấn đề sai. (Chỉnh huấn là uốn nắn, sửa lại, giáo dục lại những cái sai sau khi được kiểm tra hoặc phê bình)
Kết luận
Qua bài viết về sự phân biệt trên thì chúng ta có thể sử dụng đúng cách 2 từ Chỉnh chu hay Chỉn chu sao cho đúng các cách giao tiếp bằng văn bản đơn giản đến các văn bản phức tạp hơn. Và từ Chỉn chu được sử dụng rộng rãi trên báo chí và truyền thông 1 cách chính xác nhất.
Mình mong qua bài viết này các bạn sẽ cập nhật được các lỗi chính tả thông dụng mà bản thân hay mắc lỗi nhé.
Comments